Trước khi đi vào tìm hiểu Nguyên lý hoạt động của máy in laser chúng tôi sẽ đưa ra mục đích cụ thể của bài viết này phục vụ cho công việc đổ mực máy in, sửa chữa máy in cơ bản, xác định các lỗi thường gặp của máy in… Để từ đó giúp một số kỹ thuật viên phần nào hình dung được công việc mà mình phải làm khi máy in gặp sự cố.
Nguyên lý hoạt động của máy in laser
Đổ mực máy in tưởng chừng là công việc rất đơn giản nhưng trong một số tình huống nhất định bạn sẽ gặp phải một số sự cố khó hiểu, muốn hiểu được nó và sửa chữa máy in 1 cach nhanh nhất thì cách đơn giản nhất là chúng ta phải am hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của printer laser.
Cấu tạo cơ bản của máy in laser
Như hình ảnh bên trên chúng ta thấy được gần như toàn bộ các chi tiết bên trong máy in đó là :
- Paper tray : Khay giấy
- Drum : Trống in
- Laser unit : Đơn vị quang học ( hộp quang )
- Toner Hoper : Hộp chứa mực ( Hộp mực – 1 phần của Cartridge mực )
- Fuse : Cụm sấy ( bộ phận sấy )
- Paper exit : Đầu ra của bản in
Nguyên lý hoạt động của máy in laser chi tiết
Giấy đi từ khay giấy ( Paper Tray ) theo chiều mũi tên màu đỏ tới trống, đồng thời lúc này đèn laser ( Laser Unit) tại hộp quang nhận được tín hiệu điều khiển từ máy tính qua bo điều khiển, tín hiệu điện chuyển thành tín hiệu quang , chiếu vào gương phản xạ tại hộp quang, phản xạ vào trống để tạo bản in, phần được đèn chiếu vào trống sẽ tích điện trái dấu với điện tích hạt mực sẽ hút mực từ trục từ dính vào trống, giấy lăn qua trống sẽ dính lượng mực này vào tạo thành bản in, bản in đi qua sấy nóng làm tan chảy mực và dính chặt vào giấy. kết thúc quá trình in ấn!
Các bộ phận được thể hiện trên hình ảnh bao gồm :
FUSE : Bộ phận sấy ( cụm sấy ) có nhiệm vụ làm tan chảy mực kết dính vào tờ giấy.
CLEAN : Gạt mực thừa ( mực thải ) phần mực thải sẽ được gạt từ trên trống xuống khay chứa mực thải
CHARGE : Trục sạc ( trục cao su )
TRANSFER : Trục chuyển in
CLEAN: Làm sạch trống ( gạt to)
EXPOSE : Phần trống hở ra nhận ánh sáng từ gương phản xạ của hộp quang
DEVELOP :Trục từ có tác dụng lấy mực từ hộp mực
Quá trình tạo bản in từ lúc kéo giấy đến khi ok !
Nhận được lệnh in từ máy tính, tín hiệu điện chuyển thành tín hiệu quang chiếu vào gương phản xạ quay với tốc độ cao, ánh sáng được lọt qua khe hở chiếu xuống trống in tạo bản in trên trống ( hình ảnh ) điện tích trái dấu sẽ hút mực từ trục từ vào trống.
Trục cao su ( trục sạc ) khử phần điện tích trên trống tạo bản in kế tiếp ( hình ảnh )
Quá trình tạo bản in, tia laser màu đỏ chiếu vào trống
Bản in được hình thành trên trống ( drum )
TONER ADDER ROLL : Trục đảo mực, có tác dụng trộn đều mực và thêm vào trục từ.
DEVELOPER ROLL : Trục từ, nhận mực từ hộp mực thông qua trục đảo mực
Các bạn nhìn hình bên dưới và thấy trong ô vuông có một hình chữ nhật nhỏ màu trắng. đó chính là gạt từ( gạt nhỏ )
DOCTOR BLADE : Gạt nhỏ, có tác dụng dàn đều lớp mực trên trục từ, tạo một lớp mực mỏng vừa đủ cho một bản in !
Quá trình tạo bản in vẫn tiếp tục nhờ chuyển động xoay tròn của : Trống, Trục sạc, Trục từ, Trục đảo mực, Trục chuyển in…
Giấy được lăn qua trống, các hạt mực được dính xuống bản in.
Bản in đã được tạo thành, sau khi ra khỏi trống bản in tiếp tục được chuyển đến bộ sấy.
Quá trình sấy nóng sẽ làm các hạt mực trên bản in dính chặt vào tờ giấy.
Khi ra khỏi cụm sấy chúng ta được một bản in hoàn chỉnh. Kết thúc quá trình in!
Phân tích cấu tạo và linh kiện máy in trong thực tế
Để có cái nhìn trực quan nhất tôi sẽ mô tả cấu tạo của máy in laser Canon 3300 để các bạn dễ tưởng tượng , hình dung và nhận dạng được các bộ phận của máy in, từ đó sẽ hiểu hơn nguyên lý hoạt động của máy in laser nói chung.